当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Saint 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Kèo vàng bóng đá Valencia vs Leganes, 22h15 ngày 9/2: Tin vào khách
Bác sĩ chính, bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II):
Bậc lương | Hệ số | Mức lương từ 1/7 (đồng) | Mức tăng (đồng) |
Bậc 1 | 4.4 | 7.920.000 | 1.364.000 |
Bậc 2 | 4.74 | 8.532.000 | 1.469.400 |
Bậc 3 | 5.08 | 9.144.000 | 1.574.800 |
Bậc 4 | 5.42 | 9.756.000 | 1.680.200 |
Bậc 5 | 5.76 | 10.368.000 | 1.785.600 |
Bậc 6 | 6.1 | 10.980.000 | 1.891.000 |
Bậc 7 | 6.44 | 11.592.000 | 1.996.400 |
Bậc 8 | 6.78 | 12.204.000 | 2.101.800 |
Bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng (hạng III):
Bậc lương | Hệ số | Mức lương từ 1/7 (đồng) | Mức tăng (đồng) |
Bậc 1 | 2.34 | 4.212.000 | 725.400 |
Bậc 2 | 2.67 | 4.806.000 | 827.700 |
Bậc 3 | 3.0 | 5.400.000 | 930.000 |
Bậc 4 | 3.33 | 5.994.000 | 1.032.300 |
Bậc 5 | 3.67 | 6.588.000 | 1.134.600 |
Bậc 6 | 3.99 | 7.182.000 | 1.236.900 |
Bậc 7 | 4.32 | 7.776.000 | 1.339.200 |
Bậc 8 | 4.65 | 8.370.000 | 1.441.500 |
Bậc 9 | 4.98 | 8.964.000 | 1.543.800 |
Bác sĩ là người lao động
Nếu bác sĩ là người ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế dù trong hay ngoài công lập thì đều thực hiện chế độ lương, phụ cấp theo thỏa thuận được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động. Dù thỏa thuận nhưng lương của bác sĩ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (1.000đ/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (1.000đ/giờ) |
Vùng I | 4,680 | 225 |
Vùng II | 4,160 | 200 |
Vùng III | 3,640 | 175 |
Vùng IV | 3,250 | 156 |
Bảng lương bác sĩ thay đổi từ ngày 1/7: Mức tăng cụ thể bao nhiêu?
Theo dự kiến, chuyến bay của hãng hàng không này sẽ cất cánh, bay từ Hà Nội về Huế chở theo 159 hành khách lúc 19h35. Tuy nhiên, khi toàn bộ hành khách đã lên máy bay, phi hành đoàn thông báo máy bay chưa thể cất cánh vì đang thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt. Họ cùng chờ một trái tim từ Hà Nội về Huế để ghép cho người bị bệnh tim.
"Có một cuộc đời ở Huế, đêm nay, hy vọng sẽ được viết tiếp, nhờ một trái tim đã gấp gáp chạy đua với thời gian để lên tàu cùng chúng ta, cùng ê-kíp ghép tạng, bền bỉ từng nhịp đập đợi hạ cánh và đến được tới cửa phòng cấp cứu", trang Facebook nhắn gửi. Hãng hàng không gọi đây là hành khách thứ '160' cùng lên tàu bay.
"Ngày hôm nay, 23 phút quý giá của bạn có thể sẽ làm nên kỳ tích".
Trái tim này được lấy từ người hiến tạng chết não ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Người được ghép tim tại Huế là nam giới. Thông tin từ người nhà của bệnh nhân cho biết, anh 32 tuổi, phát hiện mắc bệnh giãn cơ tim từ hơn 10 năm trước.
Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ vào14h14 ngày 5/7, ngay khi tiếp nhận thông tin từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, kíp ghép tạng của bệnh viện lập tức được kích hoạt.
17h30 cùng ngày, các bác sĩ mang theo mẫu máu của bệnh nhân xuất phát bay ra Hà Nội. Phương án điều phối tạng liên tục thay đổi do phải tính toán sự phù hợp giữa thời điểm lấy tim và các chuyến bay trong ngày 6/7.
Ngay khi chính thức có kế hoạch phẫu thuật lấy tạng lúc 17h20, thì chuyến bay Hà Nội - Huế chỉ còn một chuyến cuối cùng cất cánh vào lúc 19h35, nhưng thời gian lấy tim ra khỏi lồng ngực thực tế dài hơn dự kiến.
“Tim đang ra”, “Tim đã lên xe”, “Tim đã xuất phát ra sân bay chưa?”, “Hy vọng kịp”… là những tin nhắn vội vàng, đầy lo lắng của các thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Huế, đang nỗ lực để đưa tim ra sân bay Nội Bài kịp thời gian.
Sau khi trái tim lên máy bay, chuyến bay đã về Huế an toàn lúc 21h25. Trái tim được đưa xuống máy bay, lên xe cấp cứu của Bệnh viện Trung ương Huế đang chờ sẵn dưới sân bay Phú Bài rồi chạy thẳng về bệnh viện, ghép cho một bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch trẻ tuổi đang đếm từng phút giây để được ghép. Người được nhận tim để ghép là anh T.V.G, sinh năm 1991, trú tại Thừa Thiên Huế.
Thông tin từ người nhà anh chia sẻ với VietNamNet, anh mắc bệnh cơ tim giãn - suy tim phát hiện cách đây 13 năm. Thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết dù anh được điều trị nội khoa tối ưu nhưng đến nay chức năng tim không cải thiện và chờ đợi cơ hội để được ghép tim.
Được biết, ca mổ kết thúc, trái tim đã đập trở lại trong lồng ngực người được ghép ở Huế lúc hơn 23h30 tối 6/7. Cập nhật thông tin mới nhất, gần 24 giờ sau ghép tim, bệnh nhân đã rút nội khí quản, tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số huyết động và sinh hoá ổn định, chức năng tim tốt…
Bị hoãn gần nửa tiếng, 159 khách vẫn vui vẻ khi biết máy bay chờ chở trái tim
Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đề nghị Bộ GD-ĐT công nhận PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh là hiệu trưởng của trường.
Ông Nguyễn Trường Thịnh sinh năm 1974, tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Cơ khí, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM năm 1997. Năm 2000, ông Thịnh tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Chế tạo máy, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Năm 2009, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại ĐH Quốc gia Chonnam (Hàn Quốc); Năm 2012, ông Thịnh được Hội đồng chức danh Nhà nước phong hàm phó giáo sư
PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng đương nhiệm sẽ nghỉ hưu vào ngày 1/5 tới.
Lê Huyền
Nhiều trường ĐH công lập và tư thục hiện nay đang khuyết vị trí hiệu trưởng, dẫn đến các phó hiệu trưởng được giao phụ trách trường trong thời gian rất dài.
" alt="PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh được chọn làm Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM"/>PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh được chọn làm Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 10/2: 3 điểm nhọc nhằn
Tuy nhiên, Sở GD-ĐT nhấn mạnh việc tổ chức cuộc thi phải đảm bảo thực chất, hiệu quả, tránh hình thức, vinh danh đúng giáo viên giỏi, có tài năng sư phạm và đạo đức nghề nghiệp.
Hà Nội nghiêm cấm tuyển chọn học sinh tham dự việc học tập trong tiết giáo viên dự thi dạy giỏi. Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Sở cũng yêu cầu giáo viên dự thi cần chủ động, tự lực trong việc chuẩn bị bài dạy và tham gia dự thi.
Đặc biệt, nghiêm cấm tuyển chọn học sinh tham dự việc học tập trong tiết dự thi. Sĩ số lớp học phải đảm bảo nguyên trạng như hàng ngày. Không được dàn xếp, dàn dựng, dạy trước... với học sinh của lớp được phân công thực hiện tiết dự thi; không được yêu cầu học sinh có sự chuẩn bị quá mức bình thường làm ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh đối với các môn khác.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, trong quá trình tổ chức hội thi, nếu phát hiện cán bộ, giáo viên vi phạm, tùy theo mức độ sẽ xử lý theo quy định hiện hành.
Thanh Hùng
Thi giáo viên giỏi, chuyện dài nhiều tập âm ỉ theo thời gian cùng ngành giáo dục, bỗng trở nên rôm rả, được dư luận quan tâm như chưa từng được biết.
" alt="Hà Nội cấm dàn xếp học sinh trong tiết dự thi giáo viên dạy giỏi"/>Hà Nội cấm dàn xếp học sinh trong tiết dự thi giáo viên dạy giỏi
Môi trường mạng đi nhanh hơn môi trường thực
Dẫn chứng vụ việc Formosa năm 2014 tại các tỉnh miền Trung hay các vụ biểu tình gây rối năm 2018 ở nhiều tỉnh, thành phố với lý do "phản đối Luật Đặc khu"…, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng những vấn đề ANPTT nếu như không được ngăn chặn, xử lý, giải quyết kịp thời và đúng đắn thì sẽ tích tụ và đến lúc bùng phát mạnh. Điều này dẫn đến hậu quả rất lớn về trật tự xã hội, an ninh, đến sự phát triển của quốc gia.
“Nếu chúng ta chủ quan, không quan tâm đến vấn đề ANPTT, những thách thức của ANPTT thì tất yếu chúng chuyển hóa dần từng bước, đến lúc nào đó trở thành thách thức trực tiếp đến vấn đề quốc phòng, an ninh, sức mạnh của quốc gia. Đấy là điều mà chúng ta phải quan tâm”, PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn cảnh báo.
Phân tích về một trong những bài học thành công trong Quản trị ANPTT ở Việt Nam, ông Thìn nhìn nhận, Việt Nam đã thực hiện rất tốt phương châm quản trị "4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
Theo đánh giá của PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn, trên thực tế, phương châm “4 tại chỗ” đã phát huy hiệu quả trong phòng chống dịch Covid-19 cũng như ứng phó một số thiên tai, hoạn nạn, hỏa hoạn…
Từ nền tảng 4 tại chỗ, thời gian qua, nhiều địa phương cũng có thêm các sáng kiến khác có thể giải quyết, ứng phó với thách thức ANPTT rất hiệu quả. Do đó, phương châm này cần tiếp tục tăng cường, sáng tạo hơn nữa bởi nó đem lại hiệu quả cao nhất là chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề, mọi thứ ngay ở cơ sở.
“Khi vấn đề đã giải quyết được ở cơ sở thì không lan tỏa, không bùng phát, không ảnh hưởng diện rộng. Và như vậy chúng ta sẽ đảm bảo được an ninh trật tự”, PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn phân tích.
Đồng quan điểm rằng “4 tại chỗ rất quan trọng và hiệu quả trong giải quyết từng nhiệm vụ”, Đại tá, GS.TS. Bùi Minh Thanh khuyến nghị cần nâng cao nhận thức của cán bộ chủ chốt ở địa phương thông qua việc tăng cường đào tạo, đặc biệt là môn quản trị an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống.
Phó Tổng Giám đốc VNPT VinaPhone Nguyễn Trọng Nghĩa cho hay, môi trường mạng đi nhanh hơn môi trường thực. Trong môi trường thực, nếu chúng ta bước nhầm có thể bước vào vũng nước, nhưng trong môi trường mạng nếu lướt nhầm ngón tay, chúng ta đã có rủi ro lớn.
Ông Nghĩa cho rằng, đã có nhiều báo cáo đánh giá năng lực mạng lưới, năng lực hạ tầng thông tin của Việt Nam sẽ sánh ngang với các nước phát triển nhưng ở phạm trù về an ninh an toàn mạng thì chúng ta cần đánh giá cặn kẽ hơn.
Hiện nay, với ứng dụng xác thực định danh điện tử, người dân giao tiếp trực tiếp với các cấp chính quyền thông qua môi trường mạng. Do đó, từng người chính là những nhân tố, thành tố tham gia vào quá trình bảo đảm an ninh, an toàn cho các giao dịch của Chính phủ, các giao dịch của chính mình, và cả hệ thống quốc gia.
Đầu tiên là phải có hệ thống chính sách pháp luật hoàn chỉnh
Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thì đầu tiên là phải có hệ thống chính sách pháp luật tương đối tốt, hoàn chỉnh, giúp cho các cơ quan chức năng của Nhà nước có thể kiểm soát được các mối đe dọa này.
Kế đến là tăng cường nâng cao năng lực về quản trị quốc gia, kiểm soát tốt được mối đe dọa nhỏ ban đầu để không phát triển thành khủng hoảng, thảm họa.
“Biện pháp rất quan trọng là chúng ta phải ngăn ngừa ngay từ đầu, ngay từ nhỏ để không phát triển thành vấn đề lớn”, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm nhấn mạnh.
Nhấn mạnh vấn đề thứ ba là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm đề xuất đưa chương trình tập huấn về quản trị an ninh phi truyền thống thành chương trình bắt buộc trong giáo dục quốc phòng an ninh cho các cơ quan Đảng, chính quyền, địa phương.
Ngoài ra, ông Yêm cũng lưu ý, phải đầu tư nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này. Bởi cho đến thời điểm này, ở Việt Nam mới chỉ có 3 đề tài khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu vấn đề mang tính quan điểm chung về an ninh phi truyền thống. Trong khi đó, có khoảng 20 vấn đề an ninh phi truyền thống rất cần nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam như an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh môi trường…
PGS.TS. Hoàng Đình Phi cũng nhấn mạnh, phải đào tạo được những con người đi trước, tiên phong đủ kiến thức, công cụ quản trị, đủ tầm nhìn, đủ tư duy chiến lược và đủ khát vọng đam mê cống hiến cho Tổ quốc.
Họ phải là những người sẵn sàng phấn đấu, cống hiến thời gian, tâm sức, trí tuệ của mình để đảm bảo an toàn cho từng đứa trẻ, từng người phụ nữ, từng người già và từng người công nhân, bảo đảm an toàn cho từng nhà máy, xí nghiệp phát triển bền vững, tức là an ninh cho từng doanh nghiệp, địa phương thì quốc gia chắc chắn sẽ phát triển bền vững.
Nguyễn Thị Thu Hằng
" alt="Trong môi trường mạng nếu lướt nhầm ngón tay đã rủi ro lớn"/>Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long, việc triển khai thí điểm Mobile Money là một chủ trương lớn của ngành TT&TT. Chủ trương này cần sự vào cuộc tích cực của tất cả các doanh nghiệp viễn thông nhằm thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là tại các khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo, những nơi người dân không tiếp cận được với các điểm giao dịch ngân hàng.
Báo cáo của Cục Viễn thông cho thấy, thời gian vừa qua, việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Khách hàng ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chiếm phần nhiều trong tập người sử dụng dịch vụ Mobile Money.
Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp thực hiện thí điểm Mobile Money nhìn chung được đảm bảo. Mobile Money đã giúp mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân và xã hội.
Mục tiêu của các doanh nghiệp viễn thông là từ nay đến 18/11/2023 - thời điểm kết thúc việc thí điểm dịch vụ, Mobile Money sẽ cán mốc 9 triệu người dùng. Bên cạnh đó, sẽ có thêm 250.000 điểm giao dịch chấp nhận thanh toán Mobile Money để thúc đẩy thanh toán số và không dùng tiền mặt.
Cục Viễn thông đã chia sẻ một ví dụ thành công trong việc triển khai phát triển người dùng Mobile Money, đó là mô hình Chợ 4.0 do Viettel khởi xướng. Cách làm này cũng phù hợp với chủ trương của Nhà nước về việc sử dụng Mobile Money để thúc đẩy thanh toán số ở khu vực nông thôn.
Nói về các khu Chợ 4.0, đại diện Viettel cho hay, đây là ý tưởng doanh nghiệp đi cùng chính quyền tỉnh, huyện nhằm đưa thanh toán số đến được với người dân. Để triển khai các khu Chợ 4.0, Viettel đã đào tạo người dân sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các điểm thanh toán bằng QR Code tại hộ kinh doanh là các tiểu thương.
“Thực tế cho thấy, tại những nơi triển khai mô hình Chợ 4.0, chính quyền địa phương rất ủng hộ cách làm này. Ngoài phục vụ lợi ích của người dân, chính quyền, doanh nghiệp cũng hưởng lợi từ việc phát triển thuê bao sử dụng dịch vụ”, đại diện Viettel chia sẻ.
Tại cuộc họp, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều sáng kiến, đề xuất nhằm thúc đẩy sự phổ biến của dịch vụ Mobile Money. Theo đó, các nhà mạng sẽ kết hợp với hệ sinh thái sẵn có của nhiều đơn vị khác nhằm mở rộng hệ thống điểm cung cấp dịch vụ.
Trong thời gian tới, việc triển khai Mobile Money sẽ được đẩy mạnh tại các huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, những nơi xa cách với đất liền. Đây là cách dịch vụ Mobile Money thể hiện rõ giá trị của mình trong việc giúp mọi người dân đều có thể tiếp cận với phương thức thanh toán số.